Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh trong đó doanh nghiệp được phép thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
1. Ngành nghề kinh doanh là gì?
Hiện nay, chưa có quy định về khái niệm ngành, nghề kinh doanh.
Tuy nhiên, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg đã quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và ban hành kèm theo đó Phụ lục quy định danh sách mã ngành nghề kinh doanh.
Đồng thời, khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định, doanh nghiệp được quyền:
- Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
- Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn một trong các ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, khi có nhu cầu mở rộng phát triển, doanh nghiệp hoàn toàn được quyền thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện để thay đổi ngành, nghề kinh doanh
Đối với ngành nghề không có điều kiện
Doanh nghiệp tự lựa chọn số lượng ngành nghề, đăng ký ngành nghề mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn
- Khi thay đổi ngành nghề này cần đăng ký vốn điều lệ công ty bằng vốn pháp định theo quy định.
- Không có quy định bắt buộc phải chứng minh vốn ngay thời điểm thay đổi ngành nghề kinh doanh.
- Ký quỹ, cấp Giấy phép con theo quy định của từng ngành nghề cụ thể (nếu có) khi bắt đầu thực hiện kinh doanh thực tế.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề
Khi đăng ký thay đổi không cần cung cấp ngành nghề chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề (nếu không là thành viên công ty nộp kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng).
3. Thành phần hồ sơ khi thay đổi ngành nghề kinh doanh
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh như sau:
1.Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh
2. Nghị quyết, quyết định
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh :
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Nghị quyết, quyết định thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên.
Đối với công ty cổ phần:
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Một số giấy tờ có liên quan:
Các tài liệu khác chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Giấy ủy quyền (nếu không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp).
4. Trình tự, thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Cách thức nộp hồ sơ:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ.
- Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiếp thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
- Sau khi tiến hành thay đổi ngành, nghề đăng ký kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
- Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.