Tranh chấp dân sự là gì? Các loại tranh chấp phổ biến

Tranh chấp dân sự là gì?

Tranh chấp dân sự là những tranh chấp về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự như tranh chấp trong việc ký kết, thi hành và thanh toán các hợp đồng mua bán, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm… hoặc trong việc thực hiện các quyền về nhân thân hoặc tài sản như quyền tác giả, phát minh, sáng chế, trong ly hôn, thừa kế…

Tranh chấp dân sự là gì?
Tranh chấp dân sự là gì?

2. Các loại tranh chấp dân sự

- Các loại tranh chấp dân sự bao gồm:

- Tranh chấp về thừa kế tài sản.

- Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

- Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

- Tranh chấp về nợ khó đòi.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

-Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.

- Tranh chấp về quốc tịch

- Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Các loại tranh chấp dân sự thường gặp hiện nay là tranh chấp quyền sở hữu tài sản thừa kế, tài sản ly hôn, tranh chấp về đất đai, tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, cơ chế quy định trong hợp đồng mua bán, vay tài sản, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm, dịch vụ, các tranh chấp lao động...

Các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự

Hiện nay có bốn cách giải quyết tranh chấp dân sự là thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Trong từng trường hợp cụ thể dựa trên mức độ nghiêm trọng của vụ việc để lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp có ảnh hưởng rất lớn kết quả giải quyết tranh chấp.

  • Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.
  • Hòa giải là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Phương thức hòa giải cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàn  dựa trên thiện chí của các bên.
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp do chính các bên  thỏa thuận lựa chọn, nhưng sẽ được tiến hành theo quy trình pháp luật quy định.
  • Tòa án là phương thức giải quyết có sự tham gia của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng.
0346.556.969